4 Loại giàn giáo phổ biến nhất hiện nay

Ngày nay khi xã hội càng phát triển thì càng nhiều tòa nhà cao chọc trời mọc lên nhằm phục vụ cũng như đáp ứng nhu cầu của con người. Để xây nhà hay xây những tòa chung cư thì không thể không có giàn giáo bởi nó giúp ta dễ dàng hơn trong việc leo trèo ở trên cao. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 4 Loại giàn giáo phổ biến nhất hiện nay nhé.

Giàn giáo là gì?

Giàn giáo ở đây là thứ bắt buộc phải có trong các công trình kiến trúc. Nếu như ngày xưa con người sử dụng tre, gỗ,… để làm thành giàn giáo. Tuy nhiên sử dụng những chất liệu này thì không đảm bảo độ an toàn cho người lao động chính vì thế mà ngày nay người ta sử dụng giàn giáo với chất liệu hiện đại hơn như sắt, thép, hợp  kim,….

Giàn giáo chính là thiết bị để nâng đỡ con người cùng với các vật dụng cầm tay để thực hiện cao việc khi họ đang ở trên cao so với bề mặt đất.

Cấu tạo của 1 giàn giáo cơ bản

Hầu hết 1 bộ giàn giáo sẽ có cấu tạo cơ bản gồm có 4 chân giáo chính để tạo khung, 2 thành giằng chéo giúp chống đỡ cho khung giáo, 1 sàn thao tác hay còn gọi là mâm giàn giáo. Ngoài ra còn 1 số những bộ phận quan trọng khác như cùm xoay, cầu thang giàn giáo, bánh xe,…..

Các loại giàn giáo phổ biến được ưa chuộng hiện nay

Hiện nay thì người ta sử dụng 4 loại giàn giáo chính mà tùy từng nhiệm vụ, mục đích của người sử dụng như là giàn giáo khung, giàn giáo nêm, giàn giáo pal và giàn giáo ringlock .

https://giangiaoquangngai.vn/dich-vu-cho-thue-gian-giao-tai-quang-ngai.html

Giàn giáo khung

Giàn giáo khung được coi là giàn giáo truyền thống bởi nó được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên trong các công trình kiến trúc tại Việt Nam. Hệ thống của giàn giáo khung gồm có các bộ phận như là khung giàn giáo, giằng chéo, kích tăng,…….

Giàn giáo khung
Giàn giáo khung

Giàn giáo khung thì lại được chia thành 2 loại. Một loại là được nhúng kẽm, loại còn lại thì được sơn dầu. Xét 1 cách tổng quan thì kết cấu của 2 loại giàn giáo là như nhau tuy nhiên thì khung nhúng kẽm có độ bền cao hơn đảm bảo độ an toàn tốt hơn. Kích thước của giàn giáo có 4 loại đó là 900mm, 1200mm, 1530mm và loại 1700mm-1250mm.

  •         Khung giáo nhúng kẽm có khả năng chống oxy hóa tốt và ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết
  •         Khung giáo sơn dầu thì ít được sử dụng hơn bởi khi bị bong tróc nó sẽ bị rỉ sét dẫn tới gãy đổ.

Ưu điểm khi sử dụng giàn giáo khung ( truyền thống)

Nó phù hợp với công trình, cấu tạo linh hoạt đơn giản, có thể dễ dàng lắp ghép tháo dỡ tùy theo ý muốn của người sử dụng, thuận tiện trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, giá thành của giàn giáo khung khá rẻ bởi nó được nhiều chủ đầu tư của các công ty vừa và nhỏ ưa chuộng.

Giàn giáo nêm

Ngoài giàn giáo khung thì giàn giáo nêm cũng khá được ưa chuộng trong các công trình kiến trúc. Loại giàn này thường được sử dụng trong các công trình lớn, là giải pháp tối ưu cho việc đổ dầm hay cột,…..

Về chất liệu thì giàn giáo nêm cũng giống như giàn giáo khung, có 2 loại chính tuy nhiên thì giàn giáo mạ kẽm được sử dụng nhiều hơn. Về cấu tạo gồm có các bộ phận chính như thanh giằng, cột chống, kích tăng.

Kích thước các bộ phận trong giàn giáo nêm:

Với giằng ngang thì có các loại là 1200mm, 1500mm, 1000mm, 500mm, 600mm

Với chống đứng nêm thì có các loại là 1000m, 2000mm, 1500mm, 2500mm, 3000mm.

Giàn giáo nêm
Giàn giáo nêm

Ưu điểm khi sử dụng giàn giáo nêm

Nó có tác dụng tốt trong việc chịu được trọng lực lớn khi đổ bê tông, là 1 trong những loại giáo chịu được  trọng tải lớn, có kết cấu vô cùng vững chắc, an toàn và tiện lợi.

Nó có khả năng tháo dỡ và di chuyển 1 cách dễ dàng theo ý của người sử dụng. Ngoài ra còn đảm bảo mỹ quan công trình, tạo nên 1 mặt bằng thi công vô cùng thông thoáng.

Thêm vào đó, chi phí đầu tư cũng vô cùng phù hợp, tiết kiệm được vật tư khá lớn.

Giàn giáo ringlock

Giàn giáo ringrock hay còn được gọi là giàn giáo đĩa. Sẽ thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến giàn giáo này. Giàn giáo này có 1 điều đặc biệt đó chính là nó có hình dạng giống như 1 chiếc mâm đĩa. Không chỉ ở thị trường châu Á mà nhiều thị trường ở nước ngoài, giàn giáo này sử dụng vô cùng đa dạng ví dụ như ở Anh, Pháp hay Mỹ, Ý, Đức,…loại hình này vô cùng được ưa chuộng.

So với giàn giáo nêm hay giàn giáo khung thì giàn giáo ringlock cũng có cấu tạo tương tự thế bởi nó gồm các bộ phận sau: thanh giằng, đà chống,…. Điểm khác ở đây là nó có các khớp nối vô cùng chắc chắn để bảo đảm độ an toàn cho người lao động.

Ưu điểm khi sử dụng giàn giáo ringlock

Nó là giàn giáo khá được ưa chuộng ở nước ngoài bởi được cải tiến và phát triển dựa trên cơ sở có sẵn là giàn giáo nêm. Các khớp nối của nó được phát triển và các các thiết bị chống rung lắc giúp cho người lao động an toàn hơn khi trèo lên giàn giáo ringlock.

Khi các khớp nối được cải tiến thì hệ thống giàn giáo càng được an toàn hơn, hệ thống khi có các thanh giằng chéo giữa các khung trở nên chắc chắn hơn.

Ngoài ra, cấu tạo đơn giản, vận chuyển nhanh chóng cũng là 1 ưu điểm rất lớn của giàn giáo này.

Giàn giáo ringlock
Giàn giáo Ringlock

Giàn giáo pal

Giàn giáo pal hay còn được gọi với cái tên là giàn giáo coma hay giàn giáo chữ a. giàn giáo này với khả năng chịu được trọng tải lớn nên được sử dụng nhiều trong các công trình cầu đường thường được dùng để chống sàn, dầm.

Kích thước của các bộ phận trong giàn giáo pal là với khung giáo sẽ khoảng 1-1.5m, giằng giáo trong khoảng 1-1.5m

Ưu và nhược điểm khi sử dụng giàn giáo pal

Bởi nó có cấu tạo như hình chữ A nên nó có khả năng chịu lực rất lớn nên thích hợp chống đỡ các sàn có diện tích lớn. Tuy nhiên nó không được sử dụng rộng rãi bởi quá trình vận chuyển vô cùng khó khăn, phức tạp, lắp đặt hay cả lưu kho.

Trên đây là 1 số những thông tin về 4 loại giàn giáo phổ biến nhất hiện nay mà có giá thành vô cùng hợp lý. Hy vọng bài viết này của Xây Dựng Quang Phúc sẽ đem đến những thông tin cần thiết giải đáp mọi thắc mắc đến các bạn.